TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ NTECH

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI

TOP Doanh Nghiệp Uy Tín Việt Nam Thương hiệu Mạnh ASEAN STRONG BRANDS NTECH GROUP - SINCE 2002

CÔNG NGHỆ MỚI GIÚP PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI

CÔNG NGHỆ MỚI GIÚP PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH TẠI HÀ NỘI

NTECH - Fr, 7/1/2022 : 15:00:pm

  Với mục tiêu từng bước hiện đại hóa lưới điện, đẩy mạnh việc tự động hóa trong công tác vận hành và kinh doanh điện năng, Điện lực Hà Nội đã ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thực hiện chuyển đổi số toàn bộ các lĩnh vực hoạt động và xây dựng lưới điện thông minh (Smart grid) trong giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và tối ưu hóa lưới điện Thành phố Hà Nội. Kể từ đầu năm 2021 đến nay; nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, phát triển công nghệ mới trên địa bàn Hà Nội được triển khai nhằm hiện thực hóa mục tiêu này.

❖ Lưới điện thông minh:

  Lưới điện thông minh – (Smart grid) - là hệ thống điện lưới có sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng giữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Có thể coi hệ thống điện thông minh gồm có hai lớp: lớp 1 là hệ thống điện thông thường và bên trên nó là lớp 2 - hệ thống thông tin, truyền thông, đo lường.

  Smart Grid được phát triển trên 4 khâu:

+) Phát điện: Smart Generation

+) Truyền tải điện: Smart Transmission

+) Phân phối điện: Smart Distribution

+) Tiêu thụ điện: Smart Power Consumers

 

❖ Chức năng của lưới điện thông minh là:

  •  - Thu thập, lưu trữ & cập nhật dữ liệu giám sát truyền tải, tiêu thụ điện cho quản lý hệ thống và cho người sử dụng điện.
  •  - Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính.
  •  - Giảm lượng tiêu hao năng lượng trên dây dẫn, tăng cường chất lượng điện năng.
  •  - Giảm chi phí sản xuất,truyền tải,chi phí nâng cấp nhờ phân hóa lượng điện tiêu thụ.
  •  - Có khả năng tự chẩn đoán sự cố; tự phục hồi khi xảy ra mất điện.

  Một cách dễ hình dung hơn là dạng lưới điện mà mục tiêu đặt ra là tiên đoán và phản ứng một cách thông minh với tất cả các trường hợp của tất cả các đơn vị được kết nối với lưới điện. Tất cả các thiết bị của lưới điện tương tác với nhau, tạo thành một hệ thống cung cấp điện thông minh thống nhất nhờ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Thông tin thu thập được từ thiết bị được phân tích, kết quả phân tích giúp tối ưu hóa việc sử dụng điện, giảm chi phí, tăng độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống điện.

 

❖ Lợi ích từ hệ thống Smart Grid:

  Tương tự như các hệ thống lưới điện thông minh đã được triển khai ở các nước phát triển trên thế giới; khi được hoàn thiện, Smart Grid sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc quản lý, truyền tải, sử dụng điện như :

 

   Đối với đơn vị phân phối như EVNHANOI, lưới điện thông minh sẽ giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm thiểu chi phí thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý thông thông tin… Chi phí nhân công, vận hành cũng được giảm thiểu tối đa nhờ ứng dụng công tơ điện tử/công tơ thông minh và các công nghệ cho phép thu thập số liệu, giám sát, điều khiển các thiết bị trên lưới điện từ xa thông qua mạng viễn thông (RF, di động…).

  Đối với các khách hàng, lưới điện thông minh giúp giám sát được sản lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị tại các thời điểm khác nhau theo thời gian thực, từ đó chủ động lựa chọn thiết bị và điều chỉnh hành vi sử dụng điện của mình nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, các ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị khi sử dụng các dịch vụ của ngành Điện Thủ đô.

 

 Bảng so sánh giữa lưới điện thông minh (Smart Grid) với lưới điện truyền thống:

Khả năng/công dụng

Truyền thống

Thông minh

Đối với lưới của các hộ tiêu dùng

 

 

Điều khiển tự động “cầu” về điện từ phía “cung” (trong đó có sự tham gia của người dùng điện vào việc việc điều tiết)

Không có

Hệ thống đo đếm điện tự động

Không đủ

Đầy đủ

Hệ thống điều tiết về điện áp và công suất phản kháng

Không đủ

Đủ ở mức cần thiết

Khả năng áp dụng nguồn phát tại chỗ (dự phòng)

Hầu như không có

Các nguồn nhỏ và tích điện được áp dụng

Giao diện tương tác với trung tâm điều khiển thống nhất

Không

Khả năng áp dụng các công nghệ tiết kiệm điện thông minh (“ngôi nhà thông minh”, “thành phố thông minh”)

Hầu như không có

Hoàn toàn có thể

Đối với lưới phân phối chung

 

 

Hệ thống kiểm soát tự động về cân bằng công suất hữu dụng và công suất phản kháng theo các nút lưới

Không đáng kể

Hoàn toàn có thể

Hệ thống kiểm soát chất lượng điện theo từng nút lưới

Không đáng kể

Có thể

Điều khiển tự động tập trung về phụ tải dùng điện

Không

Các yếu tố điều khiển lưới có khả năng thay đổi thông số lưới

không đáng kể

Có thể

Hệ thống điều khiển có khả năng duy trì cân bằng khi các nút lưới bị sa thải

Không

Hệ thống giám sát và điều khiển độ tin cậy trong cung cấp điện

Không

Đối với các lưới thành phần của hệ thống điện hợp nhất

 

 

Các hệ thống kiểm soát cân bằng công suất và tổn thất điện năng tại các nút lưới

Không

Các hệ thống kiểm soát điện áp tại các điểm kiểm tra của lưới

Không hoàn toàn

Hoàn toàn

Các hệ thống đánh giá tình trạng hiện tại của lưới

Có, thụ động

Có, chủ động

Các yếu tố lưới có khả năng thay đổi cấu trúc lưới theo điều khiển

Hầu như không có

Hệ thống kiểm soát tự động phụ tải tại các điểm có tiết diện dây tới hạn và khả năng đưa ra các tác động để sa thải phụ tải

Có và bổ sung điều khiển tự động các thông số và cấu trúc lưới

Hệ thống điều tiết tần số và duy trì cân bằng công suất cho các khu vực có phụ tải bị tách ra trong các sự cố

Không hoàn thiện

Tự động điều khiển

Công nghệ tự động tái cấu trúc lưới điện

Chỉ áp dụng tại chỗ trong lưới phân phối

Hệ thống giám sát các qui trình chuyển đổi dựa trên cơ sở đo véc tơ đồng bộ

Áp dụng tại chỗ

Hoàn toàn có thể

Đối với lưới nối giữa các lưới

 

 

Hệ thống đánh giá tình trạng (chế độ) truyền tải hiện thời

Có, thụ động

Có, chủ động

Hệ thống kiểm soát tự động công suất truyền tải và đưa ra các tác động điều khiển sa thải phụ tải (khi quá tải)

Có và bổ sung điều khiển tự động các thông số và cấu trúc lưới

 

❖ Các thành phần chính trong xây dựng giải pháp công nghệ lưới điện thông minh bao gồm:

 ✔ Quản lý và giám sát diện rộng SCADA/DMS (Supervisory Control and Data Acquitsition/Distribution Management System): Tổ hợp hệ thống giám sát thời gian thực, thu thập dữ liệu và điều khiển, trên cơ sở dữ liệu thu thập được, hệ thống thực hiện các bài toán quản lý lưới điện phân phối DMS (như tính ngăn mạch, trào lưu công suất, tối ưu hóa vận hành lưới điện …). Giám sát hiệu năng các thành phần của lưới điện trên diện rộng, giúp đơn vị quản lý có được thông tin chính xác để đưa ra các quyết định kịp thời nhằm tránh sự cố, nâng cao năng lực và độ tin cậy của lưới điện.

  ✔ Các giải pháp tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communications technology integration): Tập hợp các phần cứng (thiết bị máy chủ, chuyển mạch, thông tin liên lạc di động, vô tuyến, liên lạc qua đường dây điện, etc.) và các giải pháp phần mềm (ERP, quản lý tính cước và thông tin khách hàng - Billing & Customer Information System) giúp hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.

 ✔ Hệ thống quản lý các nguồn năng lượng tái tạo (Renewable Energy System - RES) được kết nối vào lưới điện, có chức năng phân tích và dự báo nhu cầu phụ tải cũng như khả năng đáp ứng của hệ thống để điều chỉnh lượng công suất đáp ứng một cách phù hợp. Hệ thống này giúp cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ thông qua việc điều khiển tự động hóa tải sử dụng các nguồn cung cấp điện, bao gồm cả các nguồn phân tán và năng lượng tái tạo.

 ✔ Quản lý lưới điện phân phối (Distribution grid management): Tập hợp các thiết bị phần cứng (cảm biến đường dây, cảm biến trạm biến áp, trạm biến áp tự động,…) và các giải pháp phần mềm (Geographic information system (GIS), outage management system (OMS)….) nhằm tăng chất lượng điện, tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, hạn chế mất điện cũng như giảm thiểu thời gian khắc phục sự cố.

 ✔ Hạ tầng đo đếm thông minh (Advanced metering infrastructure): Gồm các công tơ thông minh (smart meter), các phần cứng và hạ tầng viễn thông truyền tải dữ liệu 2 chiều giữa công tơ và bên cung cấp điện, và các hệ thống phần mềm (HES - Head End System, MDMS, Automated meter reading (AMR), Advanced Metering Infrastructure (AMI)…) cung cấp cho cả các các công ty cung cấp điện và khách hàng nhiều tiện ích nổi bật như: Thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu sử dụng điện theo thời gian thực, hỗ trợ các biểu giá điện phức tạp theo thời gian, phân tích tải tiêu thụ, phòng chống gian lận, tăng hiệu quả thu cước và quản lý nợ…

 ✔ Các hệ thống khách hàng (Customer-side systems): Các giải pháp phần cứng và phần mềm (Customer Relationship Management (CRM), Customer Information System (CIS), Customer Managerment Information System (CMIS)) giúp quản lý và phân tích sự tương tác với khách hàng và dữ liệu khách hàng với mục tiêu cải thiện quan hệ kinh doanh đối với khách hàng. Hỗ trợ khách hàng quản lý điện năng tiêu thụ một cách hiệu quả và tiết kiệm bằng các hệ thống quản lý năng lượng, các thiết bị lưu trữ, hiển thị, các thiết bị thông minh, ứng dụng smartphone, các kênh tương tác trực tuyến.

  Hiện tại, Điện lực Hà Nội đã xây dựng lộ trình chi tiết xây dựng Smart Grid trong giai đoạn 2021 - 2025 với các nhóm giải pháp:

  +) Quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật, công nghệ.

  +) Kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

  +) Quản lý tài sản, quản trị nguồn nhân lực.

  Việc nguồn điện được cung cấp an toàn, liên tục và ổn định có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Lưới điện thông minh giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trong quá trình vận hành cũng như công khai minh bạch công tác kinh doanh tới khách hàng. Bên cạnh đó, Smart grid có khả năng tích hợp với năng lượng tái tạo, hỗ trợ phát triển năng lượng sạch góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

  Việc phát triển hệ thống lưới điện thông minh của Điện lực Hà Nội sẽ là bước đầu cho việc thí điểm, mở rộng quy mô áp dụng tại các địa phương khác, hướng tới xã hội hóa toàn bộ lưới điện thông minh trên toàn quốc.

 

NTECH - Thông tin tham khảo từ : Cổng thông tin Điện lực Việt Nam (EVN) - evn.com.vn, Diễn đàn năng lượng Việt Nam - nangluongvietnam.vn, Cổng thông tin điện tử - Bộ Công thương - moit.gov.vn

Từ khóa :

TẬP ĐOÀN NTECH

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI

Thông tin liên hệ

Trụ Sở chính Miền Bắc:

  • Ô 15 TT5.1 KĐT Lexington Estate (Ao Sào), Hoàng Mai, Hà Nội
  • 0243 56 56 036
  • 098 639 9898 - (Hotline)
  • hotline@ntech.com.vn

Trụ Sở chính Miền Nam:

  • Số 76 Lê Lai, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
  • 0976 58 38 98 - (Hotline)
  • banhang@ntech.com.vn

Trụ Sở chính Đà Nẵng:

  • Số 457 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng
  • 0988.281.466 - (Hotline)
  • banhang@ntech.com.vn

Thông tin liên hệ

Copyright © 2002 - 2017 Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công Nghệ Mới
MIỀN BẮC - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI: Ô 15 TT5.1 KĐT Lexington Estate, Hoàng Mai, Hà Nội 098 639 9898
MIỀN NAM - CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MỚI NTECH: Lầu 20, tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM 0976 58 38 98
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG: Số 457 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng 0976 58 38 98
MIỀN BẮC - CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI:
MIỀN NAM - CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MỚI NTECH:
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG:
ZALO
0986 39 9898
ZALO
0976 58 3898
X

design by: fditech.vn